Chủ Nhật, 27/07/2025, 07:00 (GMT+7)

Sound Director Yen Phung – Kiến tạo sân khấu cảm xúc bằng kỹ thuật và cảm nhận âm thanh tinh tế

DS&TH – Sound Director Yen Phung là người đứng sau những sân khấu giàu cảm xúc, nơi âm thanh không chỉ vang lên, mà chạm đến trái tim khán giả. Với anh, mỗi chương trình là một hành trình kết nối cảm xúc bằng sự thấu hiểu, tỉ mỉ và đam mê với nghề.

Cơ duyên trở thành một đạo diễn âm thanh chuyên nghiệp

Sự nghiệp của Sound Director Yên Phụng khởi đầu từ những năm 2000, khi anh chính thức bước chân vào lĩnh vực kỹ thuật âm thanh chuyên nghiệp tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Với hơn 20 năm kinh nghiệm, anh đã không ngừng khẳng định tên tuổi qua hàng loạt sân khấu lớn nhỏ trên khắp cả nước. Từ vai trò kỹ sư âm thanh đến đạo diễn âm thanh, anh là cái tên quen thuộc trong các dự án của những đơn vị sản xuất âm nhạc uy tín như The YOUniverse, Bamboo Artists, StarLab, VietArt, Mỹ Thanh, IB Group…

Sound Director Yen Phung
Sound Director Yen Phung

Nhưng mối duyên với âm thanh lại đến một cách tình cờ khi anh còn là sinh viên âm nhạc, đi làm thêm tại studio thu âm và biết đến Khoa Đạo diễn âm thanh của Trường Nghệ thuật Hà Nội. Sự tò mò ban đầu đã dẫn anh đến với ngành học này, như một cách để hiểu rõ hơn về nghề và phục vụ công việc tốt hơn.

Với Sound Director Yen Phung, mỗi chương trình là một hành trình tái hiện cảm xúc qua từng lớp âm thanh
Với Sound Director Yen Phung, mỗi chương trình là một hành trình tái hiện cảm xúc qua từng lớp âm thanh

Càng tìm hiểu, anh càng nhận ra khả năng cảm thụ âm nhạc lẫn tư duy kỹ thuật. Dù đang học chuyên sâu âm nhạc và có thành tích cao, anh vẫn lựa chọn dứt khoát chuyển hướng sang lĩnh vực âm thanh, như một sự thừa nhận bản lĩnh và sự tỉnh táo của người làm nghề nghiêm túc. 

Giữ mạch sống cho sân khấu

Với Sound Director Yen Phung, mỗi chương trình là một bài toán mới, bởi không có sân khấu nào giống nhau về không gian, thiết bị, hay điều kiện sản xuất. Khó khăn lớn nhất là làm sao đảm bảo âm thanh đạt chất lượng tối ưu trong mọi tình huống, từ chương trình nghệ thuật ngoài trời, trong nhà với yêu cầu truyền hình trực tiếp đòi hỏi độ an toàn và chính xác tuyệt đối.

Dù sân khấu lớn hay nhỏ, Sound Director Yen Phung luôn coi âm thanh như một nghệ thuật cần sự tập trung tuyệt đối
Dù sân khấu lớn hay nhỏ, Sound Director Yen Phung luôn coi âm thanh như một nghệ thuật cần sự tập trung tuyệt đối

Tại Việt Nam, ranh giới giữa kỹ sư âm thanh và đạo diễn âm thanh chưa được phân tách rõ ràng, vì vậy mà anh thường đảm nhiệm cả hai vai trò. Dù được tuyển vào Đài Truyền hình Việt Nam với vị trí đạo diễn âm thanh, nhưng thực tế anh trực tiếp đảm nhận các công việc của một Kỹ sư âm thanh. Về sau, tại Truyền hình Quốc hội, anh còn tham gia xây dựng quy chuẩn âm thanh áp dụng cho toàn bộ hệ thống sản xuất từ những ngày đầu thành lập.

Mr. John Pellowe & Sound Director Yen Phung trong buổi biểu diễn khai trương Nhà hát Hồ Gươm 8/2023

Một dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của anh tại Festival Biển Nha Trang 2009, khi anh phụ trách âm thanh cho chương trình xác lập kỷ lục Guinness với gần 200 nhạc công dân tộc. Dù thiết bị không đồng bộ và thiếu thốn, anh vẫn khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có để xử lý thành công phần âm thanh biểu diễn, thậm chí còn khiến khán giả nghi ngờ là bản thu âm – một tình huống “hài hước” nhưng cho thấy rõ tay nghề và khả năng xử lý thực tế của người kỹ sư.

Và gần đây, dịp Nhà hát Hồ Gươm khai trương chính thức 8/2023. Ông John Pellowe – chuyên gia cao cấp của hệ thống Constellation – Meyersound đã khá bất ngờ, rất yên tâm khi anh là người hiểu rất rõ về “âm học chủ động” & “hệ thống âm thanh đa điểm” mà lần đầu tiên được lắp đặt tại Việt Nam!

Tư duy kỹ thuật và cảm xúc âm thanh qua góc nhìn của Sound Director Yen Phung

Với Sound Director Yen Phung, “phương pháp đúng” luôn là chìa khóa dẫn đến chất lượng âm thanh tốt. Kinh nghiệm học tập cùng những người thầy tại Trường Nghệ thuật Hà Nội đã giúp anh hình thành tư duy nền tảng: thiết bị có thể hiện đại hơn theo thời gian, nhưng chỉ khi được vận hành bằng tư duy bài bản và khoa học, chất lượng âm thanh mới đạt chuẩn và giữ được sự ổn định trên sân khấu.

Làm việc với nghệ sĩ, đặc biệt là những cá tính âm nhạc mạnh đòi hỏi người kỹ sư âm thanh phải biết lắng nghe, thấu hiểu và cân bằng giữa yếu tố kỹ thuật và cảm xúc biểu diễn. Theo anh, khi người nghệ sĩ đạt đến độ chín, những tính toán trong âm nhạc trở thành phản xạ tự nhiên và nhiệm vụ của người làm âm thanh là giữ nguyên vẹn sự chân thực ấy.

Anh cho rằng, trở thành kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp ngoài làm chủ thiết bị, khả năng “nghe khách quan” – một năng lực vừa đòi hỏi năng khiếu âm nhạc, vừa cần được mài giũa qua đào tạo và thực hành nghiêm túc mới đáp ứng tốt cho các Live Music Concert. 

Với một ngành nghề đòi hỏi vận hành song song cả hai bán cầu não, 10.000 giờ là tối thiểu để đạt được sự thành thạo bất cứ vị trí công việc nào trong lĩnh vực này. Dù đảm nhiệm vai trò nào trong hệ thống, mỗi mắt xích đều giữ vai trò không thể thay thế trong một chương trình biểu diễn chuyên nghiệp.

Trong thế giới sân khấu vốn rực rỡ ánh đèn và cảm xúc, những người làm âm thanh như Yen Phung vẫn lặng lẽ đứng phía sau, giữ cho mọi thanh âm luôn đạt chất lượng tốt nhất. Với anh, làm nghề không phải để nổi bật, mà để âm nhạc được lan toả trọn vẹn như cách nó được sinh ra.

Có thể bạn quan tâm

TIN LIÊN QUAN