DS&TH – Nghệ sĩ Ngô Việt Thành đã có 13 năm gắn bó với nhạc cụ kèn. Chúng ta có thể thấy ở anh âm nhạc không chỉ là đam mê, mà còn là lẽ sống, được là chính mình và truyền lửa cho thế hệ sau.
Khi cuộc sống nhiều lần gập ghềnh, âm nhạc là đường về…
Giữa thành phố luôn tất bật, giữa những vội vàng chen chúc và những giấc mơ bị gấp lại trong ngăn kéo mưu sinh, có một người vẫn lặng lẽ ngồi bên chiếc kèn trumpet của mình, thổi lên từng nốt nhạc, không vì danh tiếng, chẳng vì hào quang. Chỉ đơn giản là để được sống, được thở và được là chính mình.
Anh là Ngô Việt Thành, sinh năm 1999, người nghệ sĩ đã gắn bó 13 năm cuộc đời với nhạc cụ kèn như một định mệnh, một người bạn tri kỷ không thể rời xa. Những nốt nhạc anh thổi không phải lúc nào cũng tròn trịa, nhưng luôn đong đầy cảm xúc. Mỗi nốt là một lát cắt cuộc sống: có đau, có mỏi, có khát khao, và có cả nước mắt chưa kịp rơi.

Cuộc đời từng nhiều lần thử thách Thành. Anh đã từng làm đủ nghề: chạy Grab, làm thuê, làm bầu show rồi thất bại. Có lúc, cuộc sống dồn anh đến bờ vực với những tai nạn, vỡ nợ, và thậm chí là chịu án oan. Nhưng mỗi lần ngã xuống, anh lại đứng dậy bằng chính âm nhạc, như người bạn vỗ về, kéo anh ra khỏi bóng tối. Đến nay, anh đã có 13 năm theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc sống cùng giai điệu.
Đạo đức và thái độ tôi luyện nên cảm xúc và kỹ thuật
Đạo đức trong âm nhạc đối với Thành không phải là một bài học lý thuyết, mà là cách anh sống, cách anh truyền cảm hứng cho học viên. Anh không những dạy học viên về kỹ thuật để chơi kèn một cách thuần thục, mà là truyền cảm hứng về sự khiêm nhường, về tôn trọng, về sự cống hiến trọn vẹn cho âm nhạc. Mỗi lần nhìn thấy học viên đi lệch hướng, anh không la mắng, mà khéo léo chỉ ra bài học từ chính những thất bại đó, để học viên trưởng thành và tiến bộ từng ngày.

Anh tin rằng, một người nghệ sĩ có thể đạt đến sự hoàn hảo trong kỹ thuật, nhưng nếu thiếu sự thấu cảm với âm nhạc và lòng chân thành trong việc truyền tải cảm xúc, thì dù có thổi cả thế giới, họ cũng không thể khiến ai cảm nhận được cái đẹp đích thực. “Kỹ thuật chỉ là phương tiện, nhưng đạo đức và thái độ chính là ánh sáng dẫn đường, giúp người nghệ sĩ chạm tới trái tim người nghe”, nghệ sĩ Ngô Việt Thành bộc bạch.
Jazz – Đỉnh cao nghệ thuật của saxophone và trumpet
Với nghệ sĩ Ngô Việt Thành, hành trình khám phá saxophone và trumpet không dừng lại ở kỹ thuật cơ bản, mà còn là cuộc phiêu lưu đưa người học đến với đỉnh cao của hai loại nhạc cụ này, đó chính là dòng nhạc Jazz đầy tính học thuật.
Chính vì vậy, anh Thành hiện đang mở các khóa học chuyên sâu về saxophone và trumpet, đặc biệt dành cho những ai yêu thích và mong muốn theo đuổi dòng nhạc Jazz, dù là người mới bắt đầu hay đã có nền tảng. Từ trải nghiệm thực tế và sự đồng hành sát sao, anh mong muốn học viên không chỉ học chơi nhạc cụ, mà còn hiểu được tinh thần và cái hồn của âm nhạc, đó là điều anh Thành luôn nhấn mạnh trong mỗi buổi học.

Viết tiếp hành trình truyền lửa ươm mầm tài năng nhạc cụ saxophone và trumpet
Sau những thăng trầm như những vết hằn trên thân kèn đồng, nghệ sĩ Ngô Việt Thành vẫn chọn ở lại với âm nhạc, như một người lặng lẽ nhóm lửa, lan tỏa từ lòng yêu nghề chân thật. Trong căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn không rực rỡ, là từng gương mặt học trò đang tập trung, lóng ngóng nhưng đầy nhiệt huyết, mỗi buổi dạy là hội quý giá để anh được nung nấu niềm tin rằng âm nhạc có thể nâng một con người lên khỏi mỏi mệt đời thường.

Anh không ép học viên phải thổi đúng ngay từ lần đầu, không cần học giỏi ngay từ nốt đầu tiên. Thứ anh dạy trước hết là tình yêu với nhạc cụ, là sự tôn trọng với từng hơi thở phát ra từ chiếc kèn, là cách nắn nót từng nốt nhạc như đang viết lại chính cuộc đời mình. Saxophone và trumpet là hai nhạc cụ vốn khó gần với đại chúng, lại trở nên dịu dàng dưới bàn tay nghệ sĩ Ngô Việt Thành. Anh biến những điều phức tạp thành gần gũi, những quy chuẩn khô cứng thành một cuộc phiêu lưu thú vị cho người học. Và cứ thế, lớp học trở thành nơi nuôi dưỡng đam mê ảm đạm mà cuồng nhiệt. “Học kèn cũng giống như cách chúng ta sống vậy, học đúng và bình tĩnh chậm rãi, cũng như giữa đường đời, không cần đi vội mà sai đường, rất dễ vấp ngã và chán nản”, anh tâm sự.
Và từ lớp học nhỏ ấy, mai này sẽ có những nghệ sĩ thực thụ cất tiếng vang xa cùng cây kèn, cùng tình yêu thuần khiết với âm nhạc. Từ những khúc quanh gập ghềnh của cuộc đời đến giảng đường nhỏ, anh vẫn kiên định với đam mê và lý tưởng sống của mình. Không phô trương, không cầu kỳ, nhưng chính sự chân thành, bền bỉ và tận tâm ấy đã tạo nên một “người truyền lửa” đúng nghĩa.
Hẹn gặp lại quý độc giả trong các chuyên mục tiếp theo!