DS&TH – Nổi tiếng là một vị Shark có những phát ngôn thẳng thắn và quyết đoán, Shark Bình luôn gây ấn tượng mạnh với khán giả qua các mùa của chương trình Shark Tank. Ông đã xác lập tên tuổi của mình không chỉ bằng phong cách độc đáo mà còn bằng những tiêu chí rõ ràng để quyết định đầu tư. Bí quyết chốt deal của Shark Bình xoay quanh hai yếu tố chính: founder kinh doanh trong lĩnh vực thế mạnh của Shark và mô hình kinh doanh phải có “mùi tiền”.
Shark Bình, một trong những gương mặt quen thuộc của chương trình Shark Tank Việt Nam, đã xuất hiện qua 5 mùa phát sóng. Ông không chỉ tạo nên sức hút mạnh mẽ trong từng tập của chương trình khởi nghiệp mà còn gây ấn tượng bởi những phát ngôn thẳng thắn, dội “gáo nước lạnh” thẳng vào các startup. Sự thẳng thắn và quyết đoán của Shark đã giúp ông xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và uy tín trong cộng đồng khởi nghiệp.
Tiêu chí 1: Founder kinh doanh trong lĩnh vực thế mạnh của Shark
Một trong những tiêu chí hàng đầu mà Shark Bình đưa ra khi quyết định đầu tư là startup phải kinh doanh trong lĩnh vực mà ông có thế mạnh. Với kinh nghiệm hơn 20 năm “lăn xả” trong khởi nghiệp công nghệ, Shark là người sáng lập tập đoàn NextTech. Tập đoàn này sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPOS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng…
Các startup mà Shark Bình lựa chọn đầu tư thường phản ánh rõ khẩu vị này. Trong chương trình Shark Tank mùa 3, startup y tế eDoctor đã nhận được sự đầu tư của Shark Bình cùng với Shark Dũng và Shark Việt với giá trị đầu tư là 100.000 USD. Nền tảng đánh giá giáo dục và đặt chỗ các khóa học Edu2Review cũng được cam kết đầu tư 100.000 USD cho 2,5% cổ phần, với 2,5% còn lại được bù dưới dạng ESOP.
Tiêu chí 2: Mô hình kinh doanh phải có “mùi tiền”
Tiêu chí thứ hai mà Shark Bình đưa ra để “chốt kèo” startup là mô hình kinh doanh phải có “mùi tiền”. Là một vị cá mập “sành sỏi” đã từng chinh chiến qua nhiều mùa Shark Tank và đồng hành với nhiều startup, ông Bình hơn ai hết hiểu rõ những mô hình kinh doanh nào thực sự mang lại lợi nhuận.
Trong thương vụ gọi vốn của thương hiệu nội thất Mant, startup đưa ra mô hình thiết kế nội thất theo yêu cầu của khách hàng với giá cả tầm trung, Shark đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng và quyết định đầu tư. Những quyết định đầu tư của Shark Bình luôn dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng và khả năng sinh lời của mô hình kinh doanh.
Các thương vụ nổi bật của Shark Bình
Trong các mùa Shark Tank, Shark Bình đã tham gia vào nhiều thương vụ đầu tư ấn tượng. Một số thương vụ nổi bật có thể kể đến như:
– ELink Gate: Shark Bình cam kết đầu tư hơn 9,2 tỷ đồng vào sản phẩm công nghệ “made in Vietnam”.
– Nobita.pro: Giải pháp vận hành cho các nhà kinh doanh online nhận được 5,7 tỷ đồng từ Shark Bình.
– Cloud Kitchen: Dự án “Bếp trên mây” được Shark Bình đầu tư 3 tỷ đồng.
– Petkix: Shark Bình rót vốn 65.000 USD cho 5% cổ phần của startup này với sản phẩm camera dành cho chó mèo.
– ICare: Startup thiết bị y tế nhận được 2,3 tỷ đồng đầu tư.
– VNG Education 21: Mô hình giáo dục tập trung, khép kín hoàn toàn nhận được 1 tỷ đồng đầu tư.
– Woay: Nền tảng thiết kế minigame nhận được 460 triệu đồng từ Shark.
– LMS Academy: Mô hình giảm cân chuẩn y khoa nhận được sự đầu tư của Shark Bình.
Không chỉ gây ấn tượng bằng những thương vụ đầu tư thành công, Shark Bình còn được biết đến với những phát ngôn thẳng thắn, không ngại “gáo nước lạnh” vào các startup. Với những startup có vốn định giá “trên trời”, hoặc mô hình kinh doanh chưa rõ nét, Shark Bình đã có những phát ngôn “gay gắt” đáp trả.
– “Anh xin em đừng làm mô hình kinh doanh này nữa bởi vì em sẽ mất tiền.”
– “Bọn em dùng rất nhiều thuật ngữ chém, tự định giá 100 tỷ đồng, có khi không phải người của trái đất này.”
– “Shark Tank là một sân chơi chỉ nói về tiền thôi.”
– “Em phải tỉnh ra, đừng ngáo giá.”
Tại Shark Tank Việt Nam mùa 5, sau khi founder startup ngành F&B Huỳnh Vũ Tiến gọi vốn và cho biết thu nhập 1 tỷ đồng mỗi tháng, Shark Bình thẳng thắn cho rằng Vũ Tiến có tài năng “chém gió thành bão, mà bão là thiên tai”.
Sang tới mùa 6, trong thương vụ startup LaGaia, khi nghe founder trình bày về cách định giá, Shark Bình tỏ ra không đồng tình và bức xúc với cách định giá này: “Sao giờ lên gọi các shark tận 350 tỷ đồng, gấp 35 lần. Như vậy có phải là ‘bắt nạt’ các shark không?”. Vị cá mập NextTech cũng tỏ vẻ khó chịu: “Các bạn mới bỏ 10 tỷ đồng vào đây mà vội vàng định giá doanh nghiệp gấp 35 lần so với số tiền mình đã đầu tư”.